Cập Nhật Về Nghiên Cứu Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Trong Sản Khoa Và Phụ Khoa

Từ: Phacolab - Thứ ba, 21/01/2025 | 09:26

Một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Pharmacology vào ngày 17 tháng 6 năm 2024 đã mang lại cái nhìn tổng quan về nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong lĩnh vực sản khoa và phụ khoa. Bài viết tập trung vào các đặc điểm sinh học, tình trạng kháng thuốc, cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị tiềm năng đối với GBS.

I. Tổng Quan Về Liên Cầu Khuẩn Nhóm B

Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS), với tên khoa học Streptococcus agalactiae, là một loại vi khuẩn Gram dương kỵ khí tùy ý. Vi khuẩn này cư trú tự nhiên đường tiêu hóa và sinh dục của con người. Tuy nhiên, trong một số điều kiện nhất định, GBS có thể trở thành tác nhân gây bệnh nghiêm trọng.

Ở phụ nữ mang thai, GBS được ghi nhận là một trong những nguyên nhân gây ra viêm màng ối, nhiễm trùng hậu sản, và sinh non. Trong trường hợp lây truyền sang trẻ sơ sinh, GBS có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, và viêm màng não. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm nhờ cải tiến trong chăm sóc y tế, nhưng các biến chứng lâu dài như tổn thương thần kinh vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Do đó, việc phát hiện và dự phòng lây nhiễm GBS là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe sản khoa. Các kỹ thuật sinh học phân tử như phản ứng PCR có thể phát hiện axit nucleic của GBS với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

.

II. Cơ Chế Gây Bệnh Và Độc Lực

GBS có thể gây nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. GBS có khả năng gây bệnh nhờ các yếu tố độc lực như:

- Vỏ polysaccharide: Giúp vi khuẩn tránh bị thực bào bởi hệ miễn dịch bẩm sinh.

- Protein bề mặt: Như các protein Alpha-C và Rib, giúp vi khuẩn bám dính và xâm nhập vào tế bào chủ.

- Hemolysin: Một ngoại độc tố gây tổn thương màng tế bào, đóng vai trò quan trọng trong việc xâm nhập mô và lan truyền vi khuẩn.

.

III. Thách Thức Do Kháng Kháng Sinh

Một trong những mối đe dọa liên quan đến GBS là sự xuất hiện của các biến thể gen giúp kháng lại hệ miễn dịch và thuốc kháng sinh. Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở GBS đặt ra những thách thức lớn trong điều trị lâm sàng. Penicillin được ưu tiên sử dụng để dự phòng nhiễm tùng GBS do giá thành thấp, độc tính thấp và phổ kháng khuẩn hẹp. Theo hướng dẫn của Viện Hàn lân Nhi khoa Hoa Kỳ (AAC), nên dùng kháng sinh ít nhất trước 4 giờ trước khi sinh để đảm bảo không lây truyền từ mẹ sang con. Theo bài nghiên cứu, GBS đang trở nên đề kháng với một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến để thay thế cho Penicillin như Erythromycin và Clindamycin. Tình trạng này đòi hỏi các chiến lược điều trị mới, cũng như việc giám sát chặt chẽ tình hình kháng thuốc tại các khu vực địa lý khác nhau.

.

IV. Các Chiến Lược Phòng Ngừa Và Điều Trị

1. Sàng Lọc Và Can Thiệp Sớm Sàng lọc nhiễm GBS đối với phụ nữ mang thai tuần 35-37 thai kỳ giúp xác định chính xác những trường hợp cần điều trị dự phòng.

2. Kháng Sinh Dự Phòng Penicillin G vẫn là lựa chọn hàng đầu trong dự phòng nhiễm GBS trong chuyển dạ. Cefazolin được sử dụng cho bệnh nhân dị ứng nhẹ với penicillin, trong khi vancomycin được chỉ định cho các trường hợp kháng thuốc hoặc dị ứng nặng.

3. Phát Triển Vắc-Xin Vắc-xin GBS đang được phát triển dựa trên các kháng nguyên protein bề mặt và vỏ polysaccharide nhằm giảm nguy cơ lây truyền GBS từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 cho thấy hiệu quả trong việc kích thích sản xuất kháng thể trung hòa, giảm đáng kể tỷ lệ lây truyền dọc từ mẹ sang con.

4. Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Công nghệ CRISPR và phân tích metagenomics đang được áp dụng để hiểu rõ hơn về hệ vi sinh vật liên quan và tạo ra các liệu pháp vi sinh thay thế.

.

V. Những Tiến Bộ Trong Nghiên Cứu Vắc-Xin

Các vắc-xin tiềm năng hiện nay được thiết kế nhằm phòng ngừa lây nhiễm ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Một số chiến lược đang được áp dụng bao gồm:

- Vắc-xin protein tái tổ hợp: Sử dụng các kháng nguyên như protein Alpha-C và Rib.

- Vắc-xin đa giá: Kết hợp nhiều loại polysaccharide để mở rộng khả năng bảo vệ trước các kiểu huyết thanh khác nhau.

- Vắc-xin thế hệ mới: Áp dụng công nghệ mRNA để tăng cường miễn dịch và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

.

VI. Kết luận

Nghiên cứu về GBS không chỉ góp phần vào việc hiểu rõ hơn về cơ chế gây bệnh mà còn mở ra các hướng đi mới trong dự phòng và điều trị GBS. Phát triển vắc-xin là một ưu tiên cấp bách, hứa hẹn sẽ góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật do GBS gây ra.

.

Tác giả: Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Cẩm Châu, Trung Quốc

Xuất bản: Frontiers in Pharmacology

Nguồn: https://www.frontiersin.org/journals/pharmacology/articles/10.3389/fphar.2024.1395673/full

Từ khóa:
Bản tin công nghệ
121 lượt xem

Tại sao Phacolab là lựa chọn hàng đầu cho xét nghiệm?

Độ chính xác cao

Nhờ hệ thống thiết bị y tế đến từ các thương hiệu công nghệ hàng đầu trên thế giới

Thiết bị hiện đại

Hệ thống phòng xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022 cung cấp xét nghiệm chất lượng cao cho khách hàng

Trả kết quả nhanh

Đội ngũ nhân sự làm việc 24/7 đảm bảo khách hàng nhận được kết quả kịp thời

Quy trình xét nghiệm tại Phacolab

Với hơn 15 năm hoạt động và cải tiến liên tục trong lĩnh vực y tế, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn một quy trình xét nghiệm nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

01 Phacolab

Tiếp nhận đăng ký

Vui lòng để lại thông tin đăng ký xét nghiệm hoặc liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng của Phacolab để được tư vấn

02 Phacolab

Lấy mẫu xét nghiệm

Mẫu xét nghiệm của bạn sẽ được tiếp nhận và chuyển đến phòng xét nghiệm của Phacolab

03 Phacolab

Chuyên gia làm việc

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tiến hành quy trình xét nghiệm mẫu với các thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại

04 Phacolab

Trả kết quả

Kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển về cho bạn trong thời gian gần nhất

CÔNG TY CỔ PHẦN Y DƯỢC PHACOGEN
Mã số thuế: 0109640978
TRUNG TÂM XÉT NGHIỆM PHACOLAB

Trụ sở chính: Tầng G2, B4 Kim Liên, Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 1900 3200

Liên hệ thu mẫu: 08 6220 3200

Email: [email protected]

Chứng nhận đạt chuẩn quốc tế

- All Rights Reserved. Design by VNPedia